Chiến lược xây dựng và phát triển trường Tiểu học xã Đại An đến năm 2023 và những năm tiếp theo

Tháng Hai 5, 2020 10:02 chiều

PHÒNG GD&ĐT VỤ BẢN                                          CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ ĐẠI AN                                         Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 03 /KHCL-THĐA                                                                  Đại An, ngày 18 tháng 8 năm 2018

CHIẾN LƯỢC

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ ĐẠI AN
GIAI ĐOẠN 2018 – 2023 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa XI về
“Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế” trên địa bàn huyện Vụ Bản;
Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-UNBD ngày 22/7/2016 của Chủ tịch UBND huyện
Vụ Bản về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia;
Trên cơ sở đánh giá việc thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường
giai đoạn 2012 – 2017, trường Tiểu học xã Đại An xây dựng Chiến lược xây dựng và
phát triển nhà trường giai đoạn 2018 – 2023 cụ thể như sau:
I. Đặc điểm tình hình nhà trường
1. Quá trình thành lập và phát triển
Nhà trường được thành lập năm 1995, sau khi tách trường Phổ thông cơ sở xã
Đại An thành trường Tiểu học và trường Trung học cơ sở xã Đại An. Trong 23 năm
xây dựng và phát triển nhà trường có bề dày thành tích. Nhà trường vinh dự nhiều
năm liền là một trong những đơn vị dẫn đầu của huyện Vụ Bản cũng như của tỉnh
Nam Định và là trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 của huyện Vụ Bản năm 2003.
Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, đặc biệt là lãnh đạo ngành giáo dục đào tạo
huyện Vụ Bản, trường đã không ngừng phấn đấu và đạt thành tích đáng khích lệ
trong những năm qua. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng và trưởng thành trường
cũng còn gặp không ít khó khăn nhất là mấy năm gần đây.
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2018 – 2023 của trường Tiểu học xã
Đại An được đề ra nhằm xác định mục tiêu, giải pháp và các bước đi cụ thể để giáo dục
nhà trường đạt đến tầm cao mới, hoà nhập với xu thế đa dạng hoá, chuẩn hoá, hiện đại
hoá, xã hội hoá của giáo dục nước nhà, thực hiện thành công mục tiêu chiến lược phát
triển kinh tế xã hội của đất nước và địa phương.
Chiến lược phát triển nhà trường sẽ là cơ sở, là nền móng quan trọng cho những
quyết sách của Hội đồng trường, ban giám hiệu và là định hướng đúng cho mọi hoạt
động của toàn thể đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh trong hoạt
động giáo dục của nhà trường trong tương lai.

2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên
– Tổng số Cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường tính đến thời điểm tháng
9/2018 là: 35 đ/c. Trong đó Ban giám hiệu có 02 đ/c; giáo viên có 30 đ/c và nhân
viên có 3 đ/c.
– Về chất lượng đội ngũ: 100% đạt chuẩn đào tạo, trong đó GV có 17/30 đ/c
đạt trình độ trên chuẩn 56.6 %.
Ban giám hiệu có: 02 đ/c có trình độ đại học.
3. Học sinh
– Tổng số học sinh: 665 học sinh
– Tổng số lớp: 22 lớp
– Đa số các em là con em nhân dân lao động thuần nông. Một số nhỏ là con em
của cán bộ, công chức, viên chức và buôn bán nhỏ.
4. Điểm mạnh
4.1. Công tác tổ chức quản lý và điều hành của ban giám hiệu
– Ban giám hiệu là một tập thể đoàn kết năng động, sáng tạo, có tầm nhìn đã
được đào tạo về quản lý giáo dục ( 2 đ/c đều có bằng Đại học và 1 đ/c có chứng nhận
quản lý giáo dục, 1 đ.c có trình độ thạc sỹ quản lý giáo dục). Trong công tác luôn chủ
động, có kế hoạch cụ thể, dám nghĩ dám làm và dám chịu trách nhiệm.
– Công tác triển khai, tổ chức quản lý điều hành thực hiện kế hoạch từng tháng,
từng kỳ, từng năm được hoạch định rõ ràng cụ thể trong kế hoạch và được kiểm tra
giám sát thường kỳ.
– Trong thực thi nhiệm vụ luôn chủ động điều chỉnh kế hoạch hợp lý, kịp thời
khi cần thiết.
– Tập thể ban lãnh đạo nhà trường luôn nhận được sự tin tưởng của đội ngũ cán
bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh trong toàn trường.
4.2. Đội ngũ giáo viên, nhân viên
– Là một tập thể đoàn kết, trách nhiệm và tâm huyết với nghề, đa số có trình độ
chuyên môn nghiệp vụ từ khá trở lên, đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục
trong giai đoạn hiện nay.
– Trong công tác, chấp hành kỷ luật lao động, qui chế chuyên môn, nghiệp vụ
và nội qui của nhà trường; năng động và có tinh thần hợp tác, có ý thức đổi mới trong
phương pháp giảng dạy, phương quản lý giáo dục học sinh và thực hiện tốt việc ứng
dụng CNTT vào giảng dạy.
4.3. Về chất lượng đào tạo
Trong 03 năm gần đây, tỷ lệ học sinh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học
chiếm khoảng 40%; học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học chiếm khoảng 30%;
và không có học sinh yếu kém.

– Về phẩm chất: các năm HS đạt loại tốt đều từ 85% trở lên còn lại là đạt.
– Về năng lực: các năm HS đạt loại tốt đều từ 85% trở lên còn lại là đạt.
– Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học từ 99% trở lên.
– Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học 100%.
4.4. Về Cơ sở vật chất
Tổng số phòng học: 22 phòng; Phòng chức năng: 7 phòng, trong đó: 01 phòng
học tin có hệ thống máy tính đều được nối mạng Internet; khối hành chính đều có
máy tính dùng chung đều được nối mạng Internet, Phòng thư viện; phòng tiếng Anh;
phòng y tế kết hợp với phòng giáo dục học sinh khuyết tật, phòng hội đồng. Nhìn
chung cơ sở vật chất đã và đang được hoàn thiện để đáp ứng được yêu cầu phục vụ
dạy và đảm bảo sinh hoạt và học tập của trường.
4.5. Thành tích nổi bật
Trường là một cơ sở giáo dục sớm được tiếp cận với việc đổi mới cách dạy và
cách học ở tất cả các khối lớp.
Trường có hoạt động Đội sôi nổi thu hút học sinh tích cực trong học tập và
hoạt động tập thể.
Năm 2003 với sự nỗ lực của chính quyền địa phương, sự phấn đấu không
ngừng của giáo viên và học sinh, trường đã được công nhận trường đạt chuẩn Quốc
gia mức độ 1.
5. Điểm hạn chế
5.1. Việc tổ chức, quản lý điều hành của Ban giám hiệu
Việc hoạch định kế hoạch đôi khi còn thiếu chủ động, tính thực thi, còn lệ
thuộc, chưa thật sáng tạo.
Việc tổ chức đánh giá phân loại chất lượng cán bộ, giáo viên hàng năm vẫn
còn có động viên.
Công tác quản lý, điều hành đã đổi mới, song chưa thật đáp ứng kịp với xu thế
đổi mới trong giáo dục hiện đại.
5.2. Đội ngũ giáo viên, nhân viên
Một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp giảng
dạy, quản lý và giáo dục học sinh, ngại đổi mới.
Trình độ công nghệ thông tin, ngoại ngữ còn hạn chế. Đây là trở ngại lớn trong
việc ứng dụng CNTT trong đổi mới dạy học và quản lý, cao hơn nữa là khả năng
thích ứng, hội nhập trong xu thế đổi mới.
5.3. Chất lượng học sinh
Chất lượng ở một số khối lớp chưa thật đồng đều, một bộ phận học sinh ý thức
rèn luyện phấn đấu chưa thật tốt, chưa chăm, ngoan.
5.4. Cơ sở vật chất

Còn thiếu diện tích để đảm bảo 13 mét vuông trên một học sinh.
Còn thiếu các phòng học chức năng như: phòng đa năng, một số phòng học
chức năng diện tích còn nhỏ hẹp,…
6. Thời cơ
– Sự quan tâm, lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng và Chính quyền địa phương.
– Các bậc CMHS tin tưởng, tin cậy.
7. Thách thức
– Các trường Tiểu học trong huyện ngày càng cạnh tranh nâng cao chất lượng
giáo dục và đào tạo, đặc biệt là nhiều trường được đầu tư về cơ sở vật chất khá mạnh.
– Áp lực về nhu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, về việc
sắp xếp tổ chức bộ máy cán bộ công chức, viên chức, biên chế lớp học và sự đòi hỏi
ngày càng cao của các bậc CMHS về chất lượng đào tạo học sinh.
8. Xác định những vấn đề ưu tiên
Kiện toàn và nâng cao chất lượng công tác quản lý điều hành của Ban giám
hiệu theo hướng chuyên biệt hoá với sự phân công phụ trách các mảng công việc
theo năng lực công tác của mỗi thành viên; xây dựng nề nếp làm việc khoa học trong
toàn cơ quan.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên cả về phẩm chất
đạo đức người thầy và trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có kế hoạch bồi dưỡng
thường xuyên thông qua cử đi học các lớp nghiệp vụ; đẩy mạnh công tác tự học tự
bồi dưỡng, đúc kết SKKN.
Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và quản lý, nâng cao bồi
dưỡng nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ cho giáo viên.
Chủ động đổi mới phương pháp dạy học và cách đánh giá nhận xét học sinh
theo hướng phát huy tính tự giác, tích cực chủ động và sáng tạo của người học, tạo ra
một môi trường sư phạm năng động tự học và sáng tạo.
Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hoá, hiện đại và tiện
ích trong quá trình hoạt động.
Triển khai thực hiện chương trình trải nghiệm, giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh; tạo nhiều hoạt động giao lưu, hội thảo để học sinh có điều kiện thích ứng và hoà
nhập; tăng cường hợp tác, trao đổi, tư vấn về giáo dục.
Triển khai, tổ chức hoạt động đánh giá theo các chuẩn về Hiệu trưởng, giáo
viên, nhân viên trong nhà trường.
Làm tốt công tác kiểm định chất lượng giáo dục và thực hiện ba công khai một
cách thường kỳ.
II. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
1. Tầm nhìn

Là cơ sở giáo dục có uy tín, có chất lượng giáo dục cao, học sinh có nền tảng
tri thức phổ thông toàn diện, tiên tiến,tự tin, tự chủ, sáng tạo trong quá trình học, có
khả năng thích ứng nhanh và có tinh thần hợp tác, thân thiện.
2. Sứ mạng
Xây dựng một môi trường sư phạm lành mạnh, tân tiến, thân thiện và tạo mọi
điều kiện để học sinh được học tập, rèn luyệnphát triển tốt cả về phẩm chất và năng
lực mang tính độc lập sáng tạo, có khả năng hợp tác, thích ứng cao.
3. Những giá trị cơ bản của nhà trường
Đó là: Đoàn kết – Kỷ cương -Tình thương – Trách nhiệm
III. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG
1. Mục tiêu chung
Xây dựng nhà trường trở thành một cơ sở giáo dục có uy tín chất lượng giáo
dục, là một mô hình phát triển trong đó mọi học sinh được tôn trọng, được hợp tác,
giao lưu, được phát triển các năng lực cá nhân, có xu hướng hợp tác và giao lưu trong
thế giới hội nhập phù hợp với sự phát triển của đất nước.
2. Mục tiêu riêng (mục tiêu giáo dục)
Đào tạo, giáo dục học sinh nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản của tất cả các
môn học phổ thông. Biết cách tự suy luận, tìm tòi, phát hiện và giải quyết các vấn đề
một cách độc lập – sáng tạo; biết cách học và tự học; có ý thức tự giác, có tinh thần
trách nhiệm, thật thà, trung thực, thân thiện, biết hoà nhập và làm chủ được bản thân,
biết hợp tác và thích ứng hội nhập; có phong cách và lối sống đẹp, phù hợp với
truyền thống văn hiến Việt Nam.
3. Chỉ tiêu cụ thể
3.1. Đội ngũ
– Đảm bảo đủ biên chế được giao về đội ngũcán bộ, giáo viên, nhân viên.
Ban giám hiệu: 02 đồng chí.
Giáo viên: Phấn đấu đảm bảo đủ số lượng theo qui định 1,5 GV/ lớp (năm
học 2018- 2019 có 30 giáo viên đến năm học 2022- 2023 có 36 giáo viên).
Nhân viên: 3 đồng chí.
– Đảm bảo trên chuẩn của cán bộ quản lý, 100% có trình độ đại học
100% đạt trên chuẩn đào tạo và chuẩn nghề nghiệp
Chất lượng đội ngũ về trình độ chuyên môn nghiệp vụ được đánh giá xếp loại
Khá, Giỏi đạt từ 80% trở lên, không có Yếu, Kém.
100% cán bộ giáo viên có chứng chỉ tin học và sử dụng thành thạo CNTT phục
vụ cho chuyên môn của mình.
3.2. Học sinh
* Quy mô trường lớp:

+ Số lớp:Từ 22 lớp trở lên
+ Số học sinh: từ 665 –800HS
Cụ thể như sau: Năm học 2018- 2019 có 665 HS biên chế vào 22 lớp;

Năm học 2019- 2020 có 710 HS biên chế vào 22 lớp;

Năm học 2020- 2021 có 723 HS biên chế vào  23 lớp;

Năm học 2021- 2022 có 731 HS biên chế vào 24 lớp’

Năm học 2022- 2023 có 707 HS biên chế vào 24 lớp
* Chất lượng giáo dục:
+ Đáp ứng được với nhu cầu đòi hỏi của các bậc CMHS; học sinh không chỉ
được học tập kiến thức mà còn được tham gia các hoạt động trải nghiệm ứng dụng,
hoạt động ngoại khoá, hoạt động giao lưu, hoà nhập,…
+ Học sinh được rèn luyện, hình thành thói quen về cách học, phương pháp
học, tự học một cách chủ động tích cực; học sinh được tiếp cận và sử dụng công nghệ
thông tin phục vụ học tập.
+ Về phẩm chất: các năm HS đạt loại tốt đều từ 85% trở lên còn lại là đạt.
+ Về năng lực: các năm HS đạt loại tốt đều từ 85% trở lên còn lại là đạt.
+ Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học: 99% – 100%
+Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học: 100%
+ Học sinh được trang bị các kiến thức kĩ năng sống cơ bản cần thiết nhất, có
khả năng giao tiếp, hội nhập và thích ứng.
+ Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện,…
3.3. Cơ sở vật chất
Xây dựng, củng cố và tăng cường CSVC, nâng cấp hệ thống các phòng chức
năng.
Tăng cường mua sắm bổ sung thêm các thiết bị đồ dùng dạy học hàng năm
theo hướng hiện đại, phấn đấu trong năm học 2019- 2020 được công nhận và phát
huy hiệu quả trường đạt Kiểm định chất lượng cấp độ III; trường chuẩn Quốc gia
mức độ II.
Xây dựng môi trường sư phạm trong sạch lành mạnh đảm bảo “Xanh – Sạch –
Đẹp- An toàn- Thân thiện”.
IV. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

1. Xây dựng củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên
Làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ, nhất là đội ngũ cán bộ chuyên trách, cán
bộ kế cận, phân công sắp xếp đúng người, đúng việc, đúng năng lực sở trường trong
các lĩnh vực công tác. Tập trung ưu tiên bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ.
Xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên đủ về số lượng và có trình độ chuyên môn
nghiệp vụ khá giỏi, có trình độ Ngoại ngữ và Tin học, có khả năng ứng dụng tốt công
nghệ thông tin vào đổi mới dạy học và quản lý giáo dục.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên là một tập thể đoàn kết, có tinh thần hợp
tác, thân thiện, có phong cách sư phạm mẫu mực, có phẩm chất đạo đức và lối sống
tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
Người phụ trách: Chi uỷ, Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn.
2. Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh
Chú trọng công tác giáo dục toàn diện, quan tâm, đổi mới hơn nữa công tác
giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống, giáo dục kỹ năng sống. Tổ chức tốt hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm, sinh hoạt tập thể và hoạt
động giao lưu,…
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực người học, phát
huy tính tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo của người học; đổi mới cách đánh giá
học sinh cho phù hợp với mục tiêu đào tạo, phù hợp với nội dung chương trình và đối
tượng học sinh.
Người phụ trách: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và đội
ngũ giáo viên.
3. Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học
Củng cố và tăng cường cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hoá, hiện đại, thiết
thực hiệu quả đảm bảo tính khoa học:
– Đảm bảo đủ 1 lớp/ 1 phòng học.
– Có đầy đủ các phòng chức năng và trang thiết bị hiện đại theo kiểm định chất
lượng cấp độ III; trường chuẩn Quốc gia mức độ II.
– Tham mưu với Chính quyền địa phương xây dựng thư viện Tiên tiến, nhà
hoạt động đa năng, bếp ăn bán trú cho học sinh, nhà xe, sân chơi, bãi tập.
Người phụ trách: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công Đoàn, Hội cha
mẹ học sinh, kế toán, nhân viên thư viện.
4. Ứng dụng công nghệ thông tin và bồi dưỡng tăng cường học ngoại ngữ
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực hoạt động giáo
dục, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới dạy học, trong quản lý
giáo dục, trong quản lý thư viện.

Động viên, khích lệ CB,GV,NV tích cực tham gia bồi dưỡng tiếng Anh tham
gia các hội thi, báo cáo chuyên đề đều phải sử dụng máy tính, máy chiếu.
Người phụ trách: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, giáo viên phụ trách công nghệ
thông tin, giáo viên Ngoại ngữ.
5. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục
Tập trung xây dựng nhà trường theo tiêu chuẩn nhà trường văn hoá, nhà trường
thân thiện, học sinh tích cực; thực hiện tốt dân chủ hoá trong nhà trường; nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ giáo viên, nhân viên.
Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, huy động mọi nguồn lực của các tổ chức
xã hội trong nhà trường, của doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào xây dựng và phát
triển nhà trường.
Thực hiện tốt quy chế chi tiêu nội bộ, phân bổ sử dụng các nguồn ngân sách,
ngoài ngân sách, nguồn từ CMHS, nguồn hỗ trợ một cách hợp lý cho các hoạt động
giáo dục (nguồn tài chính).
Huy động nguồn lực vật chất bao gồm khuôn viên nhà trường, hệ thống phòng
học, phòng vv…
Người phụ trách: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chức công đoàn, đoàn thanh
niên và Hội CMHS.
6. Xây dựng thương hiệu, uy tín của nhà trường
Củng cố khẳng định uy tín của nhà trường trong ngành GD& ĐTVụ Bản và
ngoài xã hội về chất lượng giáo dục, về nếp dạy và học của nhà trường.
Xác lập tín nhiệm, thương hiệu đối với từng cá nhân trong đội ngũ
CB,GV,NV, học sinh và CMHS.
Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá, phát huy truyền thống nhà
trường, khơi dậy và phát huy tinh thần trách nhiệm của các thành viên đối với tập thể
trong quá trình xây dựng thương hiệu của nhà trường.
Người phụ trách: Ban giám hiệu,tập thể CB,GV,NV, học sinh và CMHS.
V. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KÊ HOẠCH CHIẾN LƯỢC, THEO DÕI,
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
1. Phổ biến kế hoạch chiến lược
Tuyên truyền và xác lập nhận thức tầm quan trọng của chiến lược phát triển
nhà trường trong giai đoạn 2018 – 2023 và những năm tiếp theo.
Phổ biến rộng rãi kế hoạch chiến lược, tới toàn thể hội đồng sư phạm, tới học
sinh, cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội quan tâm tới nhà trường.
2. Tổ chức điều hành

Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường có trách
nhiệm điều phối, triển khai tới các bộ phận chức năng, các nhóm công tác triển khai
có kế hoạch thực thi các nội dung tiêu chí của kế hoạch chiến lược.
Thực hiện tốt công tác sơ tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm để điều chỉnh
kịp thời kế hoạch trong từng giai đoạn cho phù hợp với điều kiện thực thi.
3. Lộ trình thực hiện
Từ năm 2018 – 2019: Xác lập nề nếp kỷ cương theo tiêu chuẩn và đưa các hoạt
động giáo dục vào nề nếp, tạo nên một nhà trường có chất lượng giáo dục Đạt tiêu
chí trường chuẩn Quốc Gia.
Từ năm 2019 – 2020: Xác lập, khẳng định uy tín và thương hiệu của nhà
trường là một cơ sở giáo dục tiên tiến của huyện, có chất lượng giáo dục toàn diện
đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của xã hội.
Từ 2020 – 2023: Thực hiện được sứ mệnh của chiến lược phát triển nhà
trường. Mỗi học sinh có khả năng thích ứng, hội nhập, có năng lực tư duy độc lập,
sáng tạo, có khả năng tự học và có khả năng hợp tác, thích ứng.
4. Trách nhiệm của hiệu trưởng
Tổ chức phổ biến, triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà
trường tới tất cả các đối tượng trong phạm vi liên quan của kế hoạch.
Thành lập các ban, tiểu ban, các bộ phận công tác chức năng. Đặc biệt là ban
kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch.
5. Trách nhiệm của phó hiệu trưởng
Thực hiện các nội dung công tác được phân công, giúp hiệu trưởng tổ chức
triển khai thực hiện từng nội dung cụ thể, kiểm tra đánh giá, đề xuất tham mưu các
giải pháp thực hiện kể cả điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp điều kiện trong từng giai
đoạn.
6. Đối với các tổ chức đoàn thể
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động CB,GV,NV và học sinh hăng hái
thi đua thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị cơ bản trong từng năm học, làm tốt công
tác tham mưu, đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Củng cố, xây dựng khối đoàn kết, vận động tuyên truyền cán bộ giáo viên,
công nhân viên thực hiện tốt cuộc vận động “ Dân chủ hoá trường học”; cuộc vận
động “ mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
Giúp Ban giám hiệu làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
7. Đối với hệ thống tổ trưởng chuyên môn
Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ công tác, phân công trách nhiệm cho
từng thành viên; tổ chức học tập nội quy, quy chế, kỷ luật lao động.

Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch trong đơn vị tổ; kiểm tra đánh giá việc
thực hiện các nội dung công tác của các thành viên.
Theo dõi, giám sát, tìm ra những nguyên nhân không thực hiện được kế hoạch
chiến lược đồng thời đề xuất các giải pháp thực thi.
8. Đối với toàn thể đội ngũ thầy cô giáo, cán bộ, nhân viên.
Lập kế hoạch thực hiện kế hoạch chiến lược theo các nội dung công tác liên
quan trực tiếp đến công việc của mỗi thành viên.
Lập kế hoạch tu dưỡng, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
đặc biệt là trình độ công nghệ.
Thực hiện chế độ báo cáo thực hiện kế hoạch theo tháng, kỳ, năm.
9. Đối với đội ngũ học sinh và CMHS.
Thực hiện nghiêm nề nếp kỷ cương; thực hiện tốt các nội dung công tác từng
tuần, tháng kỳ, năm dưới sự hướng dẫn của GVCN, của tổ chức Đoàn.
Tăng cường hoạt động tự quản, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, chú ý các hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Đẩy mạnh hoạt động hội cha mẹ học sinh trong tất cả các ban chi hội, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục trong và ngoài nhà trường.

HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

Mai Thị Ngọc Quỳnh

XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ ĐẠI AN

Chủ tịch UBND xã

(Đã ký)

Nguyễn Gia Thuân